Từ đất Bái lộ Thanh hoa, đến Bái đáp xứ Thuận Hóa

Xứ BÁI ĐÁP, một vùng đất gò đồi (bán Sơn Địa) dưới chân núi Thiên (núi Triệu Tường). Đời nhà Trần xứ BÁI ĐÁP thuộc huyên Tống Giang, phủ Thanh Hoa, trấn Thanh Đô.  Đời Lê Thánh Tông (1469) đặt huyện Tống Giang thuộc Thanh Hoa thừa tuyên ( bao gồm vùng đất Thanh Hoa và Ninh Bình bây giờ) tại thời điểm đó ở Thanh Hoa nội trấn có xứ Bái Đáp (Đất Gia Miêu) , còn ở Thanh Hoa ngoại trấn có xứ Bái Đính (Đất Tràng An)

TG: Nguyễn Ái Vượng

   Đời Lê Trung Hưng , đổi huyên Tống Giang thành Huyện Tống Sơn. Trong “ Cội nguồn quê hương của Nguyễn Hoàng” của tác giả Lê Quang Thái đăng trên tạp chí sông hương thì.

      “Huyện Tống Sơn gồm 31 xã, 2 Bãi , 9 Trang, 1 Trại. Đất Gia Miêu được phân chia thành  thành 2 trang là Gia Miêu nội trang và Gia Miêu ngoại trang theo làn ranh của chân dãy núi Thiên chạy từ Tây sang Đông, cả hai trang nội và ngoại trước xưa được gọi tên là Bái Đáp”

    Theo Đại Việt sử kí toàn thư Thì vua Lê Trang Tông ban chiếu tặng Nguyễn Kim làm Chiêu Huân Tĩnh Công, thụy là Trung Hiến, vua Trang Tông sai người rước linh cửu về Bái Trang huyện Tống Sơn (một trang viên của Bái Đáp) và chôn cất rất hậu.

    Trên bài Minh khắc vào văn bia Triệu tổ Nguyễn Kim ở núi Triệu Tường, tỉnh Thanh Hóa

  “ Nghĩa động quỷ thần, công truyền vũ trụ / Cõi trần rời bỏ, lang ở Bái Trang”

   Trong văn tế chiến sĩ trận vong của tiền quân Nguyễn Văn Thành (tổng Trấn Bắc Thành dưới triều vua Gia Long) có câu “Ba nghìn họp con em đất Bái”, đất Bái tức Bái Đáp, đầu đời vua Minh Mạng có tên Bái Trang

   Theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả thì đời Nguyễn Sự ở sơn động như các vị đời trước, còn ngài Nguyễn Công Chuẩn (Con của Ngài Nguyễn Sự và Nguyễn Hoàng là hậu duệ đời thứ tư của Ngài Nguyễn Công Chuẩn) vào đời vua Lê Thái Tổ (1428-1433) được thăng làm phụng Trực Đại Phu Đô Đốc thiêm sự, Đô kiểm sự, được vua ban  470 mẫu  ruộng (là ruộng riêng của thế gia triều trước, nay tuyệt không người thừa kế,và ruộng đất bỏ hoang) làm của riêng. Và tên Gia Miêu Ngoại Trang có thể bắt đầu có từ đó (Theo cụ Tôn Thất Hân lấy tư liệu từ “Biên bổn Gia Miêu Ngoại Trang công tính chính chi khai trần phổ hệ” thì vị tổ đầu tiên của Gia Miêu Ngoại Trang là Nguyễn Công Chuẩn .

    Như vậy vùng đất của Gia Miêu ngoại trang trước đó được gọi là Bái trang thuộc xứ Bái Đáp

Sau khi vua cấp cho Nguyễn Công Chuẩn được đổi thành Gia Miêu Ngoại Trang.

    Từ Bái Đáp lộ Thanh Hoa đến Bái Đáp xứ Thuận Hóa

    Vào những năm 1450 – 1460, những thảo dân Bái Đáp, hưởng ứng chỉ dụ của vua Lê   di cư vào Nam khai phá những vùng đất mới của Đại Việt (sau khi vua Trần Anh Tông tiếp quản từ Chiêm Thành năm 1307) để giữ gìn bờ cỏi . Theo hành trình Nam tiến của mình, các cư dân Bái Đáp đầu tiên đã dừng chân ở một vùng gò đồi có tên là Truông Vần (nay thuộc xã Phong Hiền và một phần của xã Phong An) trên đường kinh lí Bắc Nam, các Ngài đã khai canh vùng đất lân cận dưới chân đồi và lấy tên là xứ Bái Đáp (Hiện nay trên một số trích lục cấp những năm 1930-1940 cho những thửa đất ruộng trong khu vực đó còn lưu lại ruộng xứ Bái Đáp). Sau một thời gian thấy điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng chưa tốt, cộng với thú dữ hoành hành nên đã đi dần về phía Đông Nam để tìm kiếm vùng đất thuận lợi hơn. Các Ngài đã dừng chân ở khu vực đất đai màu mỡ, cảnh vật trù phú bên cạnh dòng sông Đan Điền để khai phá, sinh sống và lập nên làng Bái Đáp (xã Bái Đáp, tổng Hạ Lang, huyện Quảng Điền) vào năm 1471.và các Ngài về sau trở thành Ngài Khai Canh của làng. Cái tên Bái Đáp không chỉ dừng lại ở đó mà đến những năm cuối cùng của thế kỉ 18, những người con của Bái Đáp, tổng Hạ Lang, huyện Quảng Điền đó là Ngài Trương Văn An và một Ngài họ Nguyễn đã khai phá một vùng đất mới ở vùng Thủy Cam, Thủy Yên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc ngày nay) lập nên một phường hộ với tên phường hộ Bái Đáp, sau này các Ngài  được người dân của phường hộ Bái Đáp thờ là Ngài Khai Canh.

    Như vậy, quá trình di dân của các thế hệ tiếp nối các thảo dân Bái Đáp xưa đã lập nên những vùng đất mới mang tên Bái Đáp, với mong muốn con cháu muôn đời hoài niệm về cố hương Bái Đáp xưa.