A.Tổng quan về làng Phú Lễ (Bái Đáp)
1/ Sự hình thành của làng Phú Lễ (Bái Đáp)
- Theo Ô châu cận lục của tác giả Dương Văn An, thì làng Bái Đáp có trước năm 1555.
- Theo lịch sử Thừa Thiên Huế và dư đia chí Thừa Thiên Huế (bản quyền của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) thì làng Bái Đáp có trước năm 1490.
- Theo nhà sử học Trần Đại Vinh trong bài tổng quan về việc khai canh lập ấp ở Quảng Điền thì làng Bái Đáp được thành lập từ năm 1471-1473
- Khi mới thành lập từ 1471-1558, làng Bái Đáp thuộc huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hoá.
- Khi Nguyễn Hoàng vào khai khẩn trấn Thuận Hoá 1558, huyện Đan Điền đổi thành huyện Quảng Điền.
- Thời Gia Long 1802, ghép huyện Quảng Điền vào dinh Quảng Đức – là đất kinh kỳ.
- Năm 1822, vua Minh Mạng đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên.Vào khoảng 1821 – 1830, làng Bái Đáp được đổi tên thành làng Phú Lễ (theo việc dâng sớ xin đổi tên làng của Ngài Trương Văn Uyển) thuộc tổng Hạ Lang, huyện Quảng Điền, phủ Thừa Thiên.
- Sau năm 1945 làng Phú Lễ thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên.
2/Phân bổ hành chánh:
Làng Phú lễ (Bái Đáp) theo địa bạ năm 1814, làng Bái Đáp có tổng diện tích là 709 mẫu 3 sào 10 thước 7 tấc gồm 1 thôn và 2 phường đó là:
- Thôn Phú Lễ thuộc xã Quảng Phú – Quảng Điền- Thừa Thiên Huế gồm có 6 xóm đó là
- Phú Thọ, Phú Giáo, Phú Lộc, Phú Đức, Phú Trung, Phú Văn
- Phường Phú Phong trải dài từ km 23 đến km 26 dọc Quốc Lộ 1A, nay thuộc xã Phong An – Phong Điền- Thừa Thiên Huế.
- Phường Phú Ân nay thuộc thôn Nhất Phong – Phong Chương – Phong Điền – Thừa Thiên -Huế
3/ Vị trí địa lí:
Thôn Phú Lễ (Bái Đáp) phía Tây Bắc giáp làng An Lỗ (Trước đây là An Mục) và Hiền Lương (trước đây là Hoa Lang), phía Tây Nam là sông Bồ (sông Đan Điền), phía Đông Nam giáp làng Hà Cảng, phía Đông Bắc giáp làng Cổ Tháp và Đồng Bào (trước 1555 chưa có).
(Sông Bồ: Theo Ô châu cận lục thì vào những năm trước 1555 có tên là sông Đan Điền là sông lớn của huyện Đan Điền có nguồn rất xa và dòng rất dài. Đền Minh Uy là ngôi cổ miếu khóa chăt ở đầu nguồn, tòa thành Thuận Hóa giữ vững ở cửa sông còn như xóm làng đồng ruộng, đất tốt dân đông. Chợ ở tây bắc, cầu ở phía nam, người xinh vật quý đều ở rải rác hai bên bờ sông)
4/ Cư dân sinh sống
Hầu hết dân làng Phú Lễ sinh sống tại thôn Phú Lễ ngoài ra còn có một bộ phận con dân của làng sinh sống lập nghiệp tại các phường thuộc làng Phú Lễ
- Phường Phú Phong: Có nhiều con dân của các họ: Nguyễn Đắc, Nguyễn Văn……
- Phường Phú Ân Có nhiều con dân của các họ: Nguyễn Ái, Trần Đình, Nguyễn Văn, Nguyễn Tăng, Trương Văn…..
Ngoài ra con dân trong làng còn sinh sống trên mọi miền của tổ quốc và có cả nhiều quốc gia trên thế giới.
B/ Một số chứng cứ lịch sử liên quan đến việc thành lập làng.
1. Mồ mã:
- Mồ mã các Ngài cụ Tổ của các dòng họ Nguyễn Ái, Trần Bá, được chôn cất ở Rú Truông Vần (cách cầu Thượng An trong về phía bắc khoảng 1km) giáp giới giữa các làng Cổ Bang (xã Phong Hiền) Bồ Điền, Thượng An (xã Phong An)
(khu vực truông Vần là một phường của làng Hiền Lương ở đây có nhiều mồ mã các Ngài cụ tổ của các họ tộc làng Hiền Lương và một số họ tộc của làng An Lỗ).
- Mồ mã các Ngài cụ Tổ của các dòng họ Trần Đình, Trường Văn, Hoàng Mạnh,
Nguyễn Xuân, được chôn cất ở cồn Bại. Nguyễn Tăng (Nguyễn Vĩnh),Nguyễn Văn (đã tuyệt tự), được chôn ở cồn Mồ. (Trước năm 1470 tại vị trí hiện nay của làng là vùng lau sậy rậm rạp, nước sông thường xuyên tràn ngập. Cồn Bại được hình thành cồn mồ sau thời gian lập làng khá lâu khoảng những năm sau 1550)
- Mồ mã các Ngài cụ Tổ của các dòng họ Nguyễn Đắc, Nguyễn Văn, Đặng Thông, được chôn cất ở phường Phú Phong (km23)
2.Theo gia phả của các dòng họ:
– Họ TRƯƠNG VĂN thì Cụ tổ phò Chúa Nguyễn Vào Nam và Lâ%3ḅp nghiê%3ḅp khoảng năm 1558..
– Họ TRẦN ĐÌNH thì theo Chúa Nguyễn vào nam khoảng năm 1558, Cụ tổ của dòng họ là Ngài Quý công TRẦN….: Đặc tấn phụ Quốc- Thượng tướng quân quản vỏ – Văn Dương hầu – Thụy Trung trực, được dân làng tôn thờ là một vị thần hoàng của làng và lập miếu thờ tại xóm Phú Lộc (gần âm hồn) sau những năm 80 bài vị của ngài được đưa về nhà thờ họ Trần Đình sau đó được đưa lên thờ ở trong đình làng.
– Họ NGUYỄN VĂN Cụ tổ của dòng họ di cư vào nam năm 1676.
– Họ NGUYỄN ĐẮC Cụ tổ của dòng họ theo Chúa Nguyễn vào nam năm 1558.
– Họ NGUYỄN TĂNG (NGUYỄN VĨNH), thì vào khoảng 500 năm trước (15,16 đời)
– Họ ĐẶNG THÔNG, thì vào khoảng 500 năm trước (15,16 đời).
– Họ NGUYỄN XUÂN thì Cụ tổ theo Chúa Nguyễn vào nam khoảng 1558
– Họ TRẦN BÁ (TRẦN VĂN), Thì vào nam khá lâu khoảng 18,19 đời (chưa rỏ thời gian)
– Họ NGUYỄN ÁI di cư vào khá lâu (chưa rỏ thời gian) đến nay khoảng 18,19 đời.
Theo gia phả dòng họ ghi lại vào
(Ngài tham gia trận đánh giặc Chiêm Thành vào khoảng những năm 1446 – 1470 và đã tử trận)
ü Đời thứ tư có ngài: NGUYỄN ………: Đặc tấn phụ Quốc- Thượng tướng quân cẩm y vệ- Đô chỉ huy sứ – Định Lộc Hầu
(Ngài là một tướng Quân của thời Lê Sơ vào khoảng những năm 1527 – 1550)
Như vậy các Ngài cụ tổ đầu tiên của Họ Nguyễn Ái đã có mặt ở vùng nay vào khoảng những năm 1430 – 1440
3.Theo truyền thống tế lễ của các dòng họ:
Các dòng họ ở làng có truyền thống: Cứ 12 năm các dòng họ lại tổ chức trai đàn chẩn tế
đồng thời tu bổ gia phả (đó là một nghi lể của các dòng họ mà chỉ có ở làng Bái Đáp), đó là các họ Nguyễn Ái, Nguyễn Tăng (Nguyễn Vĩnh), Nguyễn Xuân, Trần Bá (Trần Văn), Trần Đình, Trương Văn.
(có thể đây là các quy ước, thống nhất của các dòng họ ban đầu của làng khi mới thành lập)
(Hết Phần 1 – Còn tiếp)