Quá trình thành lập Làng và sự đồng hành của các dòng họ trong quá trình lập Làng (Phần 2)

B/ Một số chứng cứ lịch sử liên quan đến việc thành lập làng

 

4.Theo lời kể của các bậc tiền bối:

    + Ngày xưa (Thời tổ tiên của những dòng tộc đầu tiên cuả làng) ở vùng “truông” rừng rậm rạp cây cối um tùm xen lẫn với lau sậy có nhiều thú dữ thường xuyên ra quậy phá cuộc sống bình yên của dân làng làm cho cuộc sống của dân làng bất an nên sau một thời gian đã chuyển về khai hoang khu vực mới (bên dòng sông) đất đai màu mỡ phì nhiêu, cây cối, sản vật trù phú để lập làng.

    Trong giai đoạn này, làng chỉ có một ít dòng họ, cư dân còn thưa thớt trong đó các ngài cụ tổ của các họ là các tướng, quân triều đình sau khi dẹp xong giặc chiêm thành đã ở lại lập làng,đã được vua phong tướng thần và ban cho các tước hiệu (Công, Hầu, Bá, Tử, Nam) sau đó được dân làng lập miếu thờ là các vị Thần Hoàng trần các hướng của làng, giữ cho dân làng được bình an. Hiện nay còn dấu tích của các miếu nhân thần, còn tương truyền rằng ngài quý công NGUYỄN…… tham gia một trận đánh với giặc Chiêm Thành  Ngài đã tử trận trên lưng ngựa và ngựa đã đưa Ngài về đến làng Bái Đáp Ngài mới nhắm mắt.

    + Trước đây tại khu vực cồn bại đã có những cư dân đầu tiên là những cụ tổ của làng Cổ tháp dừng chân trú ngụ và đã chôn mồ mã cụ tổ của mình ở đây nhưng đã bị thú dữ là một con Tây Ngu (Tê Giác) xâm chiếm  nên các cư dân đó đã bỏ đi vào khu vực làng Cổ tháp bây giờ để khai phá lập làng, sau một thời gian các cư dân của làng Bái Đáp đã đánh chết con thú dữ đó và dành lại khu vực cồn Bại làm khu cồn mồ.

(Có thể các cư dân dầu tiên của làng giết chết thú dữ để dành lại vùng đất cồn Bại là những tướng quân sau khi dẹp giặc  xong quay về khai hoang lập làng)

 

5. Theo sắc phong của triều đình phong các ngài khai canh, ngài nhân  thần.

    + Ngài khai canh của làng là ngài NGUYỄN đại lang.

    + Các nhân thần của làng trong đó:

      Hai nhân thần là: “NGUYỄN quý công” và “TRẦN quý công” trần hai hướng tây, nam của làng cầu mong giữ cho dân làng làng được bình an, không có giặc giã, cướp bóc..   

 6. Sự phân bổ cư dần của các dòng họ:

    Sự phân bổ cư dân của các dòng họ theo từng khu vực theo thời điểm khai phá khu vực đó cụ thể như sau:

   + Khu vực được cư dân khai phá đầu tiên là ở vùng cao cách xa bờ sông, giáp ranh với những lạng mạc đã được thành lạp trước đó (Theo vết dầu loang) đó là khu vực xóm phú thọ ngày nay thuộc khu vực đội 1 giáp ranh với thôn Hiền Lường (được thành lập vào năm 1446) và một phần của thôn An lổ (lúc đó chưa được thành lập nhưng bắc dầu có sự khai phá) và phần đất phía sau đường về sịa (cồn mồ, cồn kiệu), sau đó mới lấn dần ra khai phá dọc bờ sông (theo sự thay đổi của thiên nhiên, mực nước sông càng ngày càng thấp xuống lộ lên những bãi phù sa dầy những lau sậy, cây cối tốt tươi)

   (như vậy các cư dân của những dòng họ sống tập trung ở khu vực cao giáp ranh với làng Hiền Lương(Hoa lang) hoặc khu vực dọc theo đường về sịa(Cồn Mồ, cồn Kiệu) là nhóm cư dân đầu tiến di cư đến khai phá ở làng Bái Đáp).

 

Tra cứu theo dòng lich sử từ Thời nhà Trần sau khi lấy hai châu (Châu Ô, Châu Rí) đến thời Lê Sơ, rồi đến thời Lê phân tranh (Trịnh – Nguyễn phân tranh) tôi nhận thấy như sau

Thứ nhất: Dựa vào các đợt người Việt di cư vào Nam khai phá.

     + Năm 1391, vua Trần Thuận Tông cử Lê Quý Ly đi tuần châu Hóa, xét định quân ngũ, sửa chữa thành trì, châu Hóa mới ổn định.

Tình hình biến động trên vùng đất châu Hóa rải rác suốt thế kỷ XIV, đã làm nhịp độ di dân vào đây chững lại. Chiến tranh cũng đã làm cho những làng mạc mới thành lập xơ xác, tiêu điều. Những thế hệ đầu tiên khai canh lập làng ấp phần lớn bị phiêu tán và ruộng đồng hầu hết hoang hóa, phải đến thế kỷ sau mới phục hồi.

     + Vào khoảng 1415, hai châu Thuận, châu Hóa sáp nhập thành một châu Thuận Hóa, chỉ còn 79 làng, 1.470 hộ và 5.662 khẩu dân đinh.

      (ở giai đoạn này chủ yếu là các làng cổ trong và BÁI ĐÁP là một làng mới đặt tên không có trong giai đoạn này)

    + Năm 1446 vua Lê Nhân Tông cử đại quân chủ động đánh Chiêm Thành nhằm giữ yên bờ cõi.Trong thời kỳ này các cư dân Việt vẫn tiếp tục quá trình di dân từ phía Bắc vào châu Thuận Hóa và hàng loạt các làng mới được thành lập như: Đa Cảm, Vĩnh Cố (nay là Vĩnh An), Đàm Bổng (nay là Ưu Điềm), Phò Trạch, Đường Long (Chí Long), Chánh Lộ (Chánh Lộc), An Triền (Hòa Viện), Hương Triền (Thanh Hương), Vĩnh Áng (Vĩnh Xương), Thanh Cần, Triều Sơn, Địa Linh, La Khê, Bao Vinh, Đức Bưu, Dương Xuân, Hoài Lai, Phổ Lại, Vân Căn, Sơn Tùng, Hoa Lang, Trung Tuyền (Trung Đồng), Đại Lộc, Kế Môn, Thế Chí, Toản Vũ (Thành Công), Bình Trị (Vĩnh Trị), Thai Dương, Hòa Duân, Hà Cùng (An Dương), Cự Lại, Kế Chủng (Kế Sung), Đông Dương, Vinh Hoài, Duy Sơn, Tân Chu, Nghi Giang, Diêm Trường, Phụng Chính.

      (trong giai đoạn này cũng không có tên làng BÀI ĐÁP và các làng dọc bờ sông Đan Điền)

    + Năm 1470, vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh đánh Chiêm Thành.Vua Lê Thánh Tông đã đưa quân đánh vào tận kinh đô Bồ Đàn của Chiêm Thành.Chiến dịch bình định phương Nam của quân dân Đại Việt dưới quyền Tiết chế của vua Lê Thánh Tông đã chấm dứt mối đe dọa xâm lấn Hóa Châu của quân Chiêm Thành (1471). Phần đất châu Hóa  không còn là phên giậu, mà biên cương đã vào tận phía Nam Bình Định. Quan quân và nhân dân đã ra sức khôi phục và tái thiết Thuận Hóa. Hưởng ứng chủ trương di dân, một số quan quân Nam chinh trở về đã đem gia đình và bà con từ các vùng quê phía Bắc, đa số là Thanh Hóa, Nghệ An vào khai khẩn đất hoang và các vùng đất bị tàn phá, nhân dân lưu tán do chiến tranh, lập thành những làng ấp mới trên đất Thuận Hóa.

    + Theo danh mục trong Hồng Đức bản đồ soạn ngày 6/4 năm Hồng Đức 21 (1490), 3 huyện (thuộc phần đất Thừa Thiên Huế ngày nay) gồm có: Kim Trà 22 làng, 20 thôn, 3 nguồn, Đan Điền 60 làng, 14 thôn, 4 sách, 1 nguồn, Tư Vinh 69 làng, 4 sách, 1 thôn. (Trong số các làng ở huyện Đan Điền có làng Bái Đáp và các làng dọc bờ sông Đan Điền)

(đối chiếu ở các ngài cụ tổ của các dòng họ Nguyễn Ái thì sáu ngài cụ tổ vào các đời thứ ba, thứ tư  đều là quan quân, tướng quân được truy phong tướng thần và các tước hiệu “Hầu, Tử” là hợp lí)

      + Tháng 11/1558, Nguyễn Hoàng được lệnh vào trấn thủ Thuận Hóa với một quyền hạn rộng lớn “phàm mọi việc ở địa phương không kể to nhỏ đều cho tùy tiện xử lý”. Nguyễn Hoàng ra đi vừa để bảo toàn mạng sống, vừa tính kế phát triển sự nghiệp lâu dài, nên khi rời đất Bắc, ông đã lôi kéo một lực lượng đông đảo bao gồm nhiều tướng lĩnh (Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc), binh lính (1000 thủy quân), và nhân dân các làng mạc ở huyện Tống Sơn, nghĩa dũng đất Thanh Hóa cùng một số quan lại, binh lính ở Thanh Hóa và Nghệ An. Đây chính là một cuộc di dân thực sự.

     (trong đợt di cư này  có một số dòng họ vào định cư tại BÁI ĐÁP trong đó có các họ Trần Đình,Trương văn, Nguyễn Xuân, Hoàng… Lúc đó đã có quy mô của một làng xã nhưng đất đai hoang hóa còn nhiều, dân cư đang thưa thớt)

 Thứ hai: Dựa vào quy định sắc phong và các phẩm hàm được vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đưa ra vào năm 1471

   Đối chiếu với sắc phong của các Ngài:

     + Quý công TRẦN…….”đặc tấn phụ Quốc – Thướng tướng quân quản vỏ – Văn Dương Hầu “     Hoặc

     + Quý công NGUYỄN ….  “ Đặc tấn phụ Quốc -Thượng tướng quân Cẩm y vệ – Đô chỉ huy sứ – Định Lộc Hầu ”

    Có thể là các tướng lĩnh thời Lê Sơ, tham gia trong thời gian chinh phạt chiêm thành lấn chiếm châu Hóa (1446-1470) hoặc trong thời gian phò Lê (Thời Lê sơ) giai đoạn khoảng 1527- 1601.

    Chẳng hạn: Ngài khai canh của làng Thanh Phước (Hương Phong- Hương Trà) là Ngài Phan Niệm: Đặc tấn phụ Quốc thượng tướng quân vệ Cẩm Y, đô chỉ huy sứ tước Niệm Long Hầu vào lập nghiệp năm 1471 hoặc Ngài thần Hoàng của làng An Nong (Lộc Bổn-Phú Lộc) Võ Đại Nho: Đặc tấn phụ Quốc thượng tướng quân vệ Cẩm Y, đô chỉ huy sứ tước Đạt Lễ Hầu vào lập nghiệp khoảng năm 1558. Các Ngài, ngày nay vẫn được dân các làng trên làm lễ tế hàng năm.(theo nhà văn hóa dân gian Tôn Thất Bình cuốn Huế – Lễ hội dân gian)

 (như vậy các ngài trên đã cư trú tại làng Bái Đáp vào những năm giữa thế kỉ 16 và được nhân dân trong làng tôn thờ).

Thứ ba: Dựa vào quy ước thành lập làng của chúa NGUYỄN HOÀNG

     Lúc ban đầu khai phá đất đai, Chúa Nguyễn lấy mười hai người lập thành một Bộ (?) chia ranh giới để canh tác, đứng đầu mỗi bộ là một vị khai khẩn, mười một người còn lại là khai canh, sau này căn cứ theo tục lệ đó trở thành làng xã, qua nhiều thời đại vẫn giữ được địa giới của mỗi làng.

     Suy tôn các bậc tiền nhân có công khai phá,triều đình ban chức tước và sắc phong, nên

 hàng năm có lệ tế cẩn quân, làng nào cũng thế, mỗi kỳ tế cờ lộng lỗ bộ rước sắc thật long

 trọng.

     “Thập Nhị Tiền Hiền” hay “Thập Nhị Tôn Phái” là mười hai vị khai phá ban đầu, vì điều kiện thích nghi cho mỗi người, có người ở lại làm ăn, có người về lại quê cũ, có người đi nơi khác và cũng có người vô tự.

Thứ tư: Dựa vào các chứng cứ lịch sử đang tồn tại ở thôn phú lễ  đó là Miếu Khai Canh và các miếu thờ thần, sắc phong ngài khai canh, truyền thuyết kể lại từ các vị trưởng lão, các bậc tiền bối về các dòng họ ban đầu của làng và quá trình tháp nhập thêm những dọng họ mới để đủ “Thập nhị tôn phái”, sự phân bố cư dân của các dòng họ theo thời gian. Theo các chứng cứ lịch sử ở trên kết hợp với thực tế của làng và các truyền thuyết , lưu truyền trong dân gian được dân làng truyền lại, xét về mặt loogic lịch sử tôi mạo muôi đưa ra một vài nhận định sau:

    Quá trình di cư lập nghiệp của các cư dân Phú Lễ gồm ba nhóm chính:

    + Nhóm 1: Gồm các họ đã di cư vào nam khoảng những năm 1430- 1440 cùng với cư dần của làng Hiền Lương và một số cư dân của làng An Lỗ ban đầu ngụ cư tại rú Truông Vần (các mồ mã cụ tổ của họ đều chôn ở đó), sau đó một bộ phận lớn di cư tiếp về khai phá ở khu vực làng Hiền Lương Bây giờ và lập làng Hoa Lang vào khoảng năm 1446, một số ít trong đó di cư về các vùng đát lân cận với làng hiền lương khai phá đó là những vùng đất của làng An Lỗ và làng Phú lễ bây giờ, ban đầu ở đây còn là một vùng hoang sơ lau sậy rậm rạp đa số bị ngập nước, phải mất thời gian khá lâu đến những năm 1470-1471 khi chấm dứt chiến tranh với Chiêm Thành  thì việc khai phá mới được đẩy mạnh từ đó làng  mới được thành lập vào những năm 1471-1473 và có tên là Bái Đáp. Trong giai đoạn đó làng mới chỉ có hai dòng họ đó là: Trần Bá và Nguyễn Ái  và một trong những người đến khai phá đầu tiên đó sau này được vua sắc phong Ngài khai canh của làng là NGUYỄN Đại Lang (theo sắc phong còn lưu giữ trong chùa lang).

      + Nhóm 2: Di dân theo Chúa Nguyễn vào nam  khoảng sau năm 1558 và về định cư ở làng khai phá tiếp các vùng đất còn lại đang hoang hóa, các dòng họ này đã chôn cất các ngài cụ tổ của mình ở cồn Bại đó là các dòng họ: Trần Đình, Trương văn, Nguyễn Xuân, Hoàng Mạnh, Nguyễn Tăng(Nguyễn Vĩnh),  Nguyễn Văn (đã tuyệt tự)….

      + Nhóm 3: Di dân theo chúa Nguyễn vào nam khoảng sau năm 1558 ban đầu không phải

Định cư tại Bái Đáp mà định cư ở khu vực từ km22 đến km26 và chôn cất các phần mộ cụ tổ mình ở đó sau một thời gian mới tháp nhập vào làng Bái Đáp và khu vực đó trở thành một vùng đát của làng Bái Đáp (nay là phường Phú Phong) đó là các dòng họ: Nguyễn Đắc, Đặng Thông, Nguyễn văn….

    Từ ngày lập làng đến nay có dòng họ đã tuyệt tự (Nguyễn Văn), có dòng họ chỉ còn lại một gia đình (họ Hoàng mạnh), các dòng họ có nhiều thăng trầm khi hưng thịnh khi suy vong âu cũng là tạo hóa của trời đất.    

(Hết phần 2 – Còn tiếp)