Quá trình thành lập Làng và sự đồng hành của các dòng họ trong quá trình lập Làng (Phần cuối)

C.Tên Làng: “ BÁI ĐÁP “ hay “BÃI ĐÁP”

C.Tên Làng: “ BÁI ĐÁP “ hay “BÃI ĐÁP”

      Tên làng “ BÁI ĐÁP “ có ý nghĩa là vái, lạy, đền đáp, đáp lại

      Cũng có ý kiến cho rằng tên làng là “BÃI ĐÁP” 

     Thông thường tên làng thường được đặt tên gắn liền với một trong những yếu tố sau:

  Thứ nhất: Tên làng gắn liền với tên địa phường của các cư dân đến định cư ở làng.

  Thứ hai: Tên làng do Triều đình đặt tên.

  Thứ ba: Tên làng do một người cư dân trong làng đặt tên.

  Thứ tư: Tên làng xuất phát từ vị trí địa lí đặc biệt ban dầu cư dân dặt ra để xác định vị trí

      hoặc nơi tụ tập của cư dân trong khu vực sau đó trở thành tên làng

   Trường hợp thứ nhất:

     Tên làng gắn liền với tên địa phương của các cư dân đến định cư ở làng cụ thể gắn liền với quê gốc (Nguyên quán) nếu như các cư dân trong làng có cùng quê quán (làng, huyện, phủ). Trường hợp này thì không xảy ra vì ở các tỉnh phía Bắc không có một Huyện, Phủ nào có tên liên quan đến “BÁI ĐÁP”, và những cư dân đầu tiền di dân vào (có thể là binh lính triều đình) không phải cùng một địa phương mà nhiều nơi khác nhau.

   Trường hợp thứ hai:

    + Tên làng do triều đình đặt: Nếu tên làng do triều đình đặt thì tên làng và các làng xung quanh có mối liên hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa, ngôn từ, truyền thống văn hóa  v.v.

    Đối chiếu với tên các làng xung quanh thì không thấy có mối liên hệ gì.

      + Tên làng do triều đình đặt theo đề xuất của một quan lại triều đình là cư dân của làng, điều này có thể có, nếu vậy thì người đó là ai ? Họ có vai trò gì trong triều đình và tên “BÁI ĐÁP “ Có liên quan gì đến họ (Công việc, tước vị của họ…..). Đó là vấn đề cần đặt ra.

   Trường hợp thứ ba:

   Tên làng do một người con dân trong làng có uy tín trong làng đặt, dần dà theo thời gian thành tên làng. (trường hợp này có thể có nhưng tại sao lại có tên như thế là một vấn đề cần truy cứu)

  Trường hợp thứ tư:

   Tên làng xuất phát từ một vị trí địa lý đặc biệt thì ở đây vị trí có gì đặc biệt và thiên nhiên trước đó đã để lại tại đây điều gì, các cư dân ở khu vự này có mối quan tâm gì đặc biệt ở đây?

    Bàn về tên “BÁI ĐÁP “ hay “ BÃI ĐÁP” tôi mạo muội đưa ra một số thông tin liên quan có thể làm chứng cứ lịch sử về tên làng để chúng ta rộng đường nghiên cứu.

    + Những cư dân đầu tiên của làng phần lớn là quân lính triều đình trong đó có nhiều

       tướng quân, có những chức vụ trong triều đình.

    + Theo Ô châu cận lục thì tên làng là “ BÁI ĐÁP”,vào đời Vua Minh Mạng cụ

     “Trương” dâng sớ đổi tên làng “BÁI ĐÁP” và lấy tên “PHÚ LẼ” theo ý nghĩa đó

    + Vị trí địa lí ở đây: Là một đoạn cong của con sông có thể có những sự xói mòn hoặc bồi đắp tạo nên những bãi phù sa hiện nay còn dấu tích “Cồn Bại” ở giữa làng.

     + Theo Ô châu cận lục thì trước 1555  nơi đây đã từng có chợ (một trong hai chợ lớn của huyện Đan Điền) cư dân nhiều nơi đến trao đổi, buôn bán  (Chơ đông giữa trưa) và là nơi sầm uất đa số đi bằng đường thủy, ở đó có bãi đổ thuyền bè (chợ Bái Đáp có từ đầu thế tỷ XVI đến thế kỷ XIX) vị trí chợ lúc đó ở tại vị trí chợ bây giờ.

      (đó là một số vấn đề cần đăt ra để chúng ta rộng đường tìm hiểu)

       Trên đây là nhận định của cá nhân, dựa trên các thông tin mà cá nhân tôi được biết. Vẫn còn nhiều bí ẩn ở các dòng họ của làng Phú Lễ (Bái Đáp) và các văn bản cổ có liên quan đến việc thành lập làng, tên làng (xưa). Mong các bậc trưởng bối của các dòng họ,các danh sĩ, trí thức trong làng có điều kiện tiếp cần với các nguồn thông tin, nghiên cứu, bổ sung và cập nhật thêm thông tin, đưa ra các cứ liệu chính xác, hợp lí với mong muốn tìm ra các chứng cứ và  một giải thích thỏa đáng nhất về quá trình thành lập làng Phú Lễ và sự đồng hành của các dòng họ trong quá trình thành lập làng, tên làng.

  Tôi thành thật cảm ơn.

 Thần dân làng Phú Lễ

 NGUYỄN ÁI VƯỢNG

 

Nguồn tư liệu tham khảo:

     + Gia phả của một số dòng họ trong làng.

     + Tương truyền trong dân gian.

     + Lời kể của các trưởng bối.

     + Đối chiếu lịch sử của các đợt di cư của các cư dân nước việt về phương nam.

     + Đối chiếu việc phong tước, tấn phong của các vương triều từ thời nhà Lê đến thời

          nhà Nguyễn

     + Đối chiếu việc quy định lập làng xã của chúa Nguyễn Hoàng

     + Theo “Ô châu cận lục” của tác giả Dương Văn An.

     + Lịch sử Thừa Thiên Huế (bản quyền của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).

     + Dư địa chí Thừa Thiên Huế.(bản quyền của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

     + Tham khảo quá trình lập làng của một số làng lân cận (Hiền lương)

     + Tra cứu qua Viwikipedia.com (Bách khoa toàn thư mở)

     + Tham khảo nguồn tư liệu của các tác giả: Trần Đại Vinh, Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Văn Đăng, Tôn Thất Bình và một số tác giả khác.

Bài vị Ngài: Nguyễn Quý Công