Làng Phú Lễ – một quãng đời của người anh Bác Hồ

Sau năm 1975, trong khi đi sưu tập tư liệu về thời niên thiếu của Bác Hồ, tôi được nghe ông Nguyễn Ngọc Bang (một cơ sở cách mạng ở Huế thời chống Pháp) quê ở làng Phú Lễ, kể chuyện ông Nguyễn Sinh Khiêm – bào huynh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từng có vợ và có con ở quê ông. Qua xác minh, tôi thấy những chuyện đó có thật.

Làng Phú Lễ (thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, TT – Huế) Nằm bên bờ bắc sông Bồ, cách phía đông chợ An Lỗ chừng 2km, cách phía bắc trung tâm Huế 20km. Về Phú Lễ tôi được gặp bà Nguyễn Thị Chanh là cháu bên ngoại của vợ đồng chí Lâm Mộng Quang, em con chú ruột của bà Nguyễn Thị Cúc – vợ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chị dâu của bà vợ cựu Đại sứ Hà Văn Lâu và cũng là chị dâu của bà vợ ông Cả Khiêm. Bà Chanh tuy đã trên 80 tuổi nhưng còn khoẻ mạnh, minh mẫn, trí nhớ rất tốt.

Bà Chanh cho biết vào cuối những năm hai mươi, cụ Phan Bội Châu mở tại nhà riêng trên đỉnh dốc Bến Ngự một lớp học. Ông Ấm Hoàng (bác ruột của bà Chanh) từ Phú Lễ đem người em là Nguyễn Hữu Quế vào học và sau đó ông có nhiều dịp lui tới thăm viếng cụ Phan. Dưới mái tranh nhà cụ Phan, ông Ấm đã gặp ông Cả Nguyễn Sinh Khiêm nhiều lần.

– “Có ai ngó được, chú cưới cho Cả Khiêm một người để giữ chân anh ta lại!”.

Từ nhà ông Ấm, ông Cả được mời sang thăm mạch bốc thuốc cho bà Nguyễn Thị Giáng ở ngôi nhà rường bán hàng xén, chỉ cách nhà ông Ấm vài căn. Bà Giáng đã có một đời chồng người họ Hà làng Phú Ốc. Không may ông chồng qua đời, để lại cho bà một người con trai còn đi chập chững. Từ ngày chồng chết, bà Giáng hay đau ốm, thuốc thang hoài vẫn không khỏi. May sao bà được ông Cả Khiêm chữa cho lành bệnh. Bà gởi tiền thầy ông Cả không nhận.

Sau ngày bà Giáng mãn tang chồng (1930), ông Cả Khiêm đến ăn ở với bà Giáng. Cậu bé con trai của bà là Hà Hữu Thừa được ông Cả thương yêu dạy dỗ như con đẻ. Cuối năm 1933, bà Giáng có với ông một người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Cao. Cao lên 3 tuổi thì mất vì bệnh.
Năm 1937, bà Giáng sinh tiếp người con gái thứ hai Nguyễn Thị Ba. Đang ở Huế, được tin có cháu gọi bằng cô, bà Nguyễn Thị Thanh – chị ruột ông Cả, về Phú Lễ thăm và ở lại trong nhà bà Giáng cả tuần lễ để chăm sóc cháu. Đến đầu năm 1940, bé Ba mắc bệnh và qua đời. Ông Cả thương con muốn phát điên luôn. Ông làm thầy thuốc mà không cứu được con. Buồn tình, tháng 2.1940, ông tạm biệt bà Giáng về lại Nghệ An.

Về quê, ông cho rằng nơi táng thân mẫu ông trong vườn nhà ở Kim Liên không tốt nên ông cải táng lên núi Đại Huệ. Sau đó ông lên Vinh tổ chức diễn tuồng Trưng Nữ Vương do cụ Phan Bội Châu soạn, rồi lại mở lớp dạy võ cho thanh niên. Bọn thực dân nghi ông tập hợp
thanh niên để hoạt động chống Pháp, chúng bắt giam ông mấy tháng.

Qua năm 1941, ông bị buộc phải trở lại Huế để Pháp dễ bề theo dõi ông.

Có lẽ do những lần gặp gỡ ấy, hai người quen nhau. Năm 1929, ông Cả về Phú Lễ vừa làm thầy thuốc vừa tìm nơi “an trí” liền được ông Ấm mời lưu lại trong nhà bên chợ Phú Lễ.

Biết ông Cả về ở Phú Lễ, cụ Phan Bội Châu bảo ông Ấm:
Năm 1943, bà Giáng lại sinh cho ông cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tất Thông. Và cũng chỉ nuôi được 6 tháng rồi cậu bé cũng mất. Đau khổ vì chuyện mất con lần thứ ba, ông Cả lại bỏ nhà ra đi. Lần này ông ra Phong Điền với thầy Lê Văn Miến.

Ông Lê Văn Yên, con trai thứ của cụ Lê Văn Miến kể rằng:

– “Từ đầu năm 1943 thầy tôi đưa gia đình về Phò Trạch ở trong một ngôi nhà do lòng hảo tâm của học sinh cũ của thầy tôi mua tặng. Trong những năm ấy ông Cả Khiêm an trí ở Phú Lễ hay ra thăm thầy tôi, đôi khi ông ở lại trong nhà hàng tuần lễ. Trong những ngày ấy ông Cả hay ngồi đàm đạo với thầy tôi, kể lại những kỷ niệm hai anh em Đạt Thành học với thầy tôi tại Trường Quốc học Huế. Khi thầy tôi mất (6.6.1943) có hai người học trò đứng chịu tang: Người thứ nhất là ông Nguyễn Trác đại diện cho học sinh Quốc Tử Giám, thứ hai là ông
Cả Khiêm /Nguyễn Tất Đạt đại diện cho học sinh Quốc học”.

Sau ngày Nhật đảo chánh Pháp (9.3.1945), lính Nhật rải ra đóng đồn giữ các cầu trên quốc lộ 1. Lính Nhật gác cầu An Lỗ hay về chợ Phú Lễ mua thực phẩm. Nhân đó ông Ấm Hoàng và
ông Cả Khiêm hay bút đàm với người Nhật để tìm hiểu tình hình chiến tranh giữa Nhật và Đồng minh, đặc biệt là với quân đội Liên Xô. Nhờ thế mà các ông sớm biết được cái tin Nhật đầu hàng quân đội Đồng minh vào trung tuần tháng 8.1945.

Đến ngày 23.8.1945, Cách mạng Tháng Tám thành công ở Huế. Ông Cả cùng với dân chúng hân hoan vô cùng. Ông ra sức vận động thanh niên tham gia cách mạng. Khi biết được Chủ tịch Hồ Chí Minh – người lãnh đạo cách mạng thành công, chính là Nguyễn Ái Quốc em trai ông, ông sung sướng vô cùng. 

Đầu năm 1946, ông dắt hai người thanh niên là Hà Hữu Thừa (con trai của vợ ông) và Nguyễn Hữu Tạo (cháu ông Ấm Hoàng) đi tàu hoả ra Hà Nội thăm người em làm Chủ tịch Nước. Sau chuyến thăm viếng đó, ông cho hai thanh niên trở lại Huế ăn Tết Bính Tuất và tham gia công tác cách mạng, còn ông thì ghé về thăm quê. Không ngờ cuối năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông không còn cơ hội để trở lại Phú Lễ với bà Giáng nữa. Ông mất ở quê nhà vào cuối năm 1950.

Được ông chăm sóc, dạy dỗ hai anh Hà Hữu Thừa và Nguyễn Hữu Tạo rất trưởng thành. Nguyễn Hữu Tạo hoạt động tình báo, sau bị bắt, bị giam đến chết ở Chín hầm của Ngô Đình Cẩn. Hà Hữu Thừa phục vụ trong quân đội, năm 1992 về hưu với quân hàm đại tá.

Bà Nguyễn Thị Giáng có được 16 năm (1930-1946) làm vợ ông Cả Khiêm. Bà có với ông 3 người con, tiếc là không nuôi được một người nào. Người con riêng của bà theo kháng chiến mất liên lạc. Ông Cả Khiêm thì về. Một mình bà ở lại Phú Lễ vò võ chờ chồng, trông con. Đến
năm 1960 bà qua đời.
So với thời ông Cả ở, cảnh quan Phú Lễ ngày nay rất khác xưa. Con đường làng men sông Bồ bị sụt lở nhiều đoạn. Cái xóm nhà bên sông trước chợ mà ông hay lui tới đã trôi mất từ lâu. Chợ Phú Lễ bỏ hoang. Vị trí nền móng ngôi nhà ông Ấm Hoàng – nơi ông Cả Khiêm về tá túc một thời gian vẫn còn, nhưng đã đổi chủ nhiều lần.

Ngôi nhà rường của bà Nguyễn Thị Giáng – nơi ba người con của ông Cả Khiêm ra đời đã sửa chữa nhiều lần nhưng cơ bản vẫn giữ được bóng dáng cũ. Sau ngày bà Giáng qua đời (1960), ngôi nhà được bán cho ông Bốn, sau năm 1975, ông Bốn bán lại cho gia đình ông Đặng Thông Chánh.
Mộ của bà Giáng và ba người con ông Cả Khiêm chôn trong nghĩa địa họ Nguyễn Tăng nằm phía sau Trường THCS Phú Lễ bên đường ôtô An Lỗ – Sịa. Nghĩa địa rộng ba sào, họ Nguyễn Tăng dành làm nơi an nghỉ của con cháu trong họ. Tiếc thay, sau 1975, người khác họ xin địa phương vào đào bới chôn cất lung tung. Vì thế ba ngôi mộ của ba người con ông Cả đều bị mất dấu. Đại tá Hà Hữu Thừa nhiều lần về quê ngoại tìm mộ của ba người em cùng mẹ với mình nhưng đành bất lực. May sao, mộ của bà Nguyễn Thị Giáng – mẹ ông, vẫn còn nguyên vẹn. Ông sửa sang mộ mẹ và dựng tấm bia khắc mấy chữ:”Mộ bà Nguyễn Thị Giáng, 1897-1960, kỵ 9.9 âm lịch. Con Hà Hữu Thừa phụng lập”.

Ông Cả Khiêm đã xa Phú Lễ gần 60 năm. Ở Phú Lễ ngày nay không còn mấy người thân quen biết ông. Tuy nhiên, chuyện ông Cả về làm thuốc rồi làm rể ở Phú Lễ giống như chuyện đời xưa. Mỗi lần dân làng có dịp đề cập đến gia đình của Bác Hồ, người ta lại nhắc đến ông Cả, nhắc đến một ông thầy thuốc mặc bộ đồ nâu, đội nón lá 17 vành quá cỡ, thích uống rượu, thích đọc sách, thích câu cá, tốt bụng, khi nào cũng vui vẻ với mọi người.

Ba người con ông mất sớm, mộ phần chưa tìm ra dấu tích, nhưng chắc chắn ba cái hài cốt mang dòng máu Nguyễn Sinh/ Nguyễn Tất ấy đã tan hoà vào đất Phú Lễ. Lưu niệm sâu lắng nhất của ông

Cả ở đây có lẽ là mảnh đất có xương thịt của ba người con ông và ngôi mộ của bà Nguyễn Thị Giáng – vợ ông.

Trước đây, người ta quan niệm Huế là quê hương thứ hai của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay ta có thể nói thêm “Thừa Thiên – Huế cũng là quê hương thứ hai của gia đình Bác Hồ”.

(Tác giả: Nhà nghiên cứu:  Nguyễn Đắc Xuân)